Giành chính quyền, thiết lập nhà nước là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng. Trong hành trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã phải trải qua một quá trình tìm tòi, khảo nghiệm sâu sắc nhiều cuộc cách mạng để xác định một thể chế nhà nước thích hợp - nhà nước đại diện cho dân chúng số đông, thực sự của dân, do dân và vì dân.
Cung cấp những thông tin chính xác nhất về cuộc đời cũng như sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tư tưởng giải phóng của Hồ Chí Minh
Tiêu điểm của tư tưởng giải phóng của Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc. Đó là giải phóng dân tộc Việt Nam ra khỏi tình cảnh nô lệ, bị áp bức đọa đầy bởi thực dân đế quốc và phong kiến. Bởi thế, muốn cứu dân trước hết phải cứu nước và cứu nước để cứu dân, giải phóng dân tộc để giành lại quyền làm chủ của nhân dân.
Tư tưởng giải phóng của Hồ Chí Minh kết hợp trong đó nội dung chinh tri với bảo đảm đạo đức và căn cứ khoa học - thực tiễn rất sâu sắc. Tư tưởng này còn là sự kết hợp giữa tư tưởng cách mạng với phương pháp khoa học.
Đặc điểm con đường Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác-Lênin
Nguyễn Tất Thành- Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác-Lênin hoàn toàn không phải ngẫu nhiên, đó là hành động đáp ứng nhu cầu của lịch sử dân tộc và xu thế thời đại, một tất yếu lịch sử. Kết hợp chặt chẽ lòng yêu nước với tư chất khoa học, trí tuệ sắc sảo và bản lĩnh độc lập, tự chủ, sáng tạo, Nguyễn Tất Thành đã đến tận nước Pháp và các nước Âu, Mỹ nơi có bọn thực dân đang chà đạp lên quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của đống bào để khám phá và làm quen với các nền văn minh, dùng nó làm vũ khí để chống lại thực dân. Với tư duy toàn cầu và phương pháp chắt lọc tinh hoa, cuối cùng Nguyễn Ái Quốc đã tìm được con đường giải phóng chúng ta: giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản. Con đường Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác-Lênin mang sắc thái, dấu ấn, diện mạo Hồ Chí Minh.
Con đường Bác đã chọn
Cuối thế kỷ IXX đầu thế kỷ XX, dưới ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp, nhân dân Việt Nam liên tục đấu tranh, nhưng tất cả các xu hướng, hình thức, tổ chức đấu tranh đều không thành công.
Nghiên cứu những bài học lịch sử của các bậc cha anh và khảo nghiệm trong thực tiễn, anh Nguyễn Tất Thành thấy rằng muốn cứu nước, cứu dân phải đi bằng con đường khác, ra nước ngoài, nhưng theo một hướng khác. Đó là kết luận của anh thanh niên Nguyễn Tất Thành với lòng yêu nước đặc biệt mãnh liệt, một suy nghĩ táo bạo của người thanh niên yêu nước, quyết tâm khám phá bằng được con đường giải phóng cho đồng bào.
Quá trình tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh
Mỗi quốc gia, dân tộc trong tiến trình phát triển đều phải lựa chọn cho mình một con đường đi phù hợp. Sự lựa chọn con đường phát triển của đất nước trong mỗi thời kỳ lịch sử thường gắn với tên tuổi của một vĩ nhân, một anh hùng lỗi lạc của dân tộc. Hồ Chí Minh cũng là một vĩ nhân như vậy. Người đã có công lớn trong việc tìm ra con đường giải phóng dân tộc khỏi sự thống trị của chủ nghĩa thực dân. Qúa trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc của Người bắt đầu với sự kiện đầy tính biểu tượng - rời bến cảng Nhà Rồng sang phương Tây vào ngày 5/6/1911 trên con tàu buôn mang tên Đô đốc Latouche Tréville. Đó là chuyến ra đi thế kỷ, là khởi nguồn của những biến đổi không chỉ trong nhận thức của Người mà còn là điểm bắt đầu cho quá trình lựa chọn con đường cứu nước mới, giải phóng dân tộc Việt Nam.
Trở lại Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, lịch sử đã đặt ra cho dân tộc hai nhiệm vụ cấp bách cần phải giải quyết: đánh đuổi thực dân Pháp, giành lại độc lập dân tộc và canh tân đất nước, đưa Việt Nam đuổi kịp các nước văn minh trên thế giới. Hai nhiệm vụ này gắn bó chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau không thể tách rời. Tuy nhiên, trong quan hệ này giải phóng dân tộc trở thành nhiệm vụ cấp bách, cần phải thực hiện trước tiên. Phát triển đất nước là nội dung quan trọng của tiến trình cách mạng nhưng mục tiêu này chỉ có thể được thực hiện có hiệu quả khi dân tộc được giải phóng, độc lập.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)